Vào lần đầu tiên nghe đến trà cỏ ngọt, nhiều người thường liên tưởng đến một loại cỏ dại, xanh mướt, có vị ngọt được dùng làm trà. Thật ra, liên tưởng này không hoàn toàn chính xác.
Cỏ ngọt đúng là một loại cỏ xanh và ngọt, nhưng chúng không phải cây dại mọc ven đường. Ngược lại, chúng còn là một loại dược liệu được trồng nhiều để làm nguyên liệu thuốc, làm trà,…
Càng tìm hiểu về loại thảo dược này, bạn sẽ bất ngờ về những công dụng đặc biệt của nó. Vậy cỏ ngọt là gì và tại sao chúng được dùng để làm trà? Hãy cùng Hiên Cúc Vàng tìm hiểu lý do!
Tại sao cây cỏ ngọt được sử dụng để làm trà?
Để biết vì sao cỏ ngọt được dùng làm trà, chúng ta cần đi từ nguồn gốc và đặc tính của cây. Cỏ ngọt là loài cây thân thảo thuộc họ Cúc, sống lâu năm, có độ cao từ 30 – 60 cm.
Cỏ có màu xanh lục, lá sở hữu vị ngọt tự nhiên mà không thực vật nào sánh được. Vì thế, nó được gọi là cỏ ngọt và nhiều tên khác nhấn mạnh hương vị như cỏ mật, cỏ đường hoặc cúc ngọt.
Cỏ ngọt xuất hiện đầu tiên tại châu Mỹ, sau mới được các nước khác đem về trồng làm chất tạo ngọt, làm thuốc. Loại cây này chỉ mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ những năm 80, nhưng hiện nay đã có nhiều giống được trồng trên khắp cả nước.
Cỏ ngọt trồng một lần có thể thu hoạch trong 5 – 10 năm. Điều đó rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế và tăng năng suất trong nông nghiệp.
Từng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhờ chất làm ngọt Steviol Glycosides, cỏ ngọt có hàm lượng đường gấp nhiều lần đường mía.
Trong đó, chất Stevioside có độ ngọt cao hơn đường mía khoảng 140 lần, còn Rebaudioside A cao hơn 240 lần. Đây là con số khi hai chất chưa được trung hòa vào nhau, khi đã trung hòa rồi thì chúng sẽ giảm độ ngọt đi.
Khi sử dụng loại thực phẩm này, người dùng có thể cảm nhận vị ngọt mà không cần dùng thêm phụ gia. Tuy nhiên, chúng lại không làm tăng lượng đường trong cơ thể người.
Vì thế, cỏ ngọt được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất trà nhờ đem lại vị thơm ngọt, dễ uống hơn nhiều loại trà khác. Cây cỏ ngọt cũng là lựa chọn hàng đầu trong Đông Y và Tây Y để hỗ trợ bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thừa cân (cần kiêng đường),…
Thành phần dinh dưỡng có trong cây cỏ ngọt
Cỏ ngọt chứa các thành phần như steroid glycoside, carbohydrate, lipid, protein,… có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt, chúng không có calo nên rất phù hợp để dùng trong chế biến thực phẩm, nước giải khát dành cho người tiểu đường, kiêng ăn.
Bạn lưu ý rằng, không phải loại cỏ ngọt nào trên thế giới cũng có thành phần dinh dưỡng giống nhau. Bởi còn tùy vào giống cây, khí hậu, điều kiện phát triển mà chúng sẽ có sự khác biệt về hình dáng, lượng đường và hàm lượng các chất.
Chẳng hạn, một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học và Phát triển (2014) đã từng công bố rằng: Giống cỏ ngọt S. rebaudiana S77 của Việt Nam có hàm lượng steviol glycoside (đường) cao hơn giống cỏ ngọt HQ của Hàn Quốc. Chúng cũng hàm lượng protein khá cao (10.87%) và lipid thấp (3.95%), sát với cỏ HQ.
Vì vậy, khi chọn mua trà cỏ ngọt, bạn không cần chú trọng đến hàng ngoại mà nên xem thông số dinh dưỡng của giống cỏ được sử dụng.
Lợi ích khi uống trà cỏ ngọt
Nhờ những thành phần mà nó sở hữu, cỏ ngọt đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Những lợi ích này bao gồm:
Hỗ trợ người bệnh đái tháo đường khi thèm ngọt
Nhờ chất steviol (còn gọi là đường Stevia), trà cỏ ngọt không làm tăng lượng đường trong cơ thể khi tiêu thụ. Vì vậy, nếu là người thích vị ngọt nhưng lại mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể uống trà cỏ ngọt như một cách thay thế nước có gas, trà đường,…
Có nhiều tin đồn cho rằng, trà cỏ ngọt có khả năng chữa bệnh tiểu đường. Đáng tiếc rằng đây là thông tin sai lệch, do trà cỏ ngọt chỉ là chất tạo ngọt an toàn cho người bệnh mà thôi.
Trong tháng 10.2020, Việt Nam vừa có đột phá mới trong điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng đây vẫn là căn bệnh chưa có cách chữa hoàn toàn.
Trong khi đó, bệnh nhân tiểu đường hầu hết đều mắc bệnh do ăn quá nhiều đường. Thế là họ lại tiếp tục thèm ngọt và muốn ăn những thực phẩm có vị ngọt.
Lúc này, cỏ ngọt là cách thức giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn thông qua việc không sử dụng đường kính.
Còn trà cỏ ngọt là thức uống thay thế cho những đồ uống ngọt khác như trà sữa, Coca, Pepsi, 7Up,…
Giúp thơm, sạch miệng sau bữa ăn
Nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, trà lá cỏ ngọt còn có khả năng giết sạch vi khuẩn có hại trong miệng bạn. Chưa kể, một ly trà thơm cũng khử được nhiều mùi hôi từ thức ăn thừa còn sót lại.
Làm đẹp da, ngừa mụn
Cây cỏ ngọt thường xuất hiện trong thành phần của những loại mỹ phẩm giúp nuôi dưỡng và tái tạo da. Bởi lẽ, chúng có khả năng giúp da bạn giảm tiết bã nhờn, giảm nếp nhăn và ngăn ngừa mụn trứng cá. Nhờ đó, bạn có thể sở hữu một làn da mịn màng, trắng sáng.
Thanh nhiệt, giải độc
Không phải ai cũng biết rằng trà cỏ ngọt là một loại thức uống phổ biến ở Nhật Bản. Người ta thường uống trà này để giải nhiệt cơ thể, đồng thời hỗ trợ gan loại bỏ chất độc, làm mát gan hơn.
Đối tượng thích hợp để uống trà cỏ ngọt
Nhờ có chất ngọt gấp 140 – 240 lần đường mía nhưng lại không khiến cơ thể nạp đường, cỏ ngọt phù hợp nhất với các những đối tượng sau:
- Người có bệnh tiểu đường hoặc béo phì cần giảm cân. Đây là những đối tượng cần kiêng ăn đường mía (saccharose). Do đó, họ có thể thay thế vị ngọt trong ngày bằng cách uống trà cỏ ngọt.
- Bệnh nhân cắt dạ dày được bác sĩ dặn kiêng ăn đường kính
- Người đang sử dụng thuốc có chất Digitalis hoặc thuốc lợi tiểu thuộc nhóm Thiazid
- Người thích uống trà, đặc biệt là các loại trà thảo mộc
- Bất kỳ ai muốn tăng cường sức khỏe và làm đẹp da
Công thức pha trà cỏ ngọt
Do tính chất dễ ẩm mốc, hư hỏng nên cỏ ngọt thường được sấy khô ngay sau khi thu hoạch. Vì vậy, trà cỏ ngọt được chia ra làm các dạng bao gồm: trà cỏ ngọt khô và trà túi lọc cỏ ngọt.
Sau đây, Hiên Cúc Vàng sẽ giới thiệu cho bạn 2 công thức pha trà cỏ ngọt thơm ngon và đúng vị.
Đối với trà cỏ ngọt sấy khô
Nguyên liệu
- 10 – 15 gram cỏ ngọt khô. Tốt nhất, bạn nên chọn loại được chế biến từ 100% thảo mộc loại 1, không pha trộn và không có chất bảo quản để đảm bảo sức khỏe.
- Nước sạch.
Cách làm
- Cách 1: Bạn rửa sạch cỏ khô và ấm nước sôi. Sau đó, bạn đun sôi cỏ cùng 1 – 1.5 lít nước sạch trong 5 – 10 phút tùy ý rồi thưởng thức.
- Cách 2: Đầu tiên, rửa sạch thảo mộc và tráng qua ấm pha trà bằng nước sôi. Sau đó hãm cỏ ngọt với nước sôi trong ấm từ 5 – 7 phút.
Đối với trà cỏ ngọt túi lọc
Trước khi chọn mua trà túi lọc, bạn cần cân nhắc rằng hầu hết túi lọc trên thị trường đều trộn thêm nhiều phụ gia, nguyên liệu khác. Việc này nhằm làm hương vị thơm ngon và giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, nó lại không thể có cùng lợi ích cho sức khỏe như cỏ ngọt nguyên bản.
Chưa kể, trà cỏ ngọt túi lọc còn có thể bị trộn thêm nhiều phụ gia, thảo mộc kém chất lượng. Nếu bạn muốn uống trà cỏ ngọt nguyên bản thì phải chọn cửa hàng, thương hiệu uy tín thật cẩn thận.
Giống như hầu hết các loại trà túi lọc khác, trà cỏ ngọt dạng túi lọc có cách pha rất đơn giản. Chỉ cần nhúng 1 túi trà với 150 – 200ml nước sôi trong 5 – 7 phút là có thể dùng được.
Lời đồn uống cỏ ngọt gây ung thư có đúng không?
Khi tìm hiểu thông tin về trà cỏ ngọt trên Internet, ắt hẳn, nhiều người đã thấy cảnh báo rằng uống loại trà này có khả năng gây ung thư. Vậy lời đồn này có thật không, hãy cùng Hiên Cúc Vàng giải đáp.
Thật ra, thông tin cỏ ngọt gây ung thư xuất hiện hoàn toàn không phải là lời đồn ngẫu nhiên. Mà vào năm 1991, một số nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chất Stevioside trong cỏ ngọt có thể gây đột biến gen. Từ đột biến gen này mới dẫn đến ung thư.
Thế nhưng, người ta lại không chứng minh được đột biến gen ở người qua liều lượng cỏ ngọt sử dụng.
Vì vậy, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã dán nhãn phụ gia thực phẩm không an toàn cho cỏ ngọt. Mãi đến thế kỷ 21, Mỹ và châu Âu mới chấp thuận cỏ ngọt như một loại phụ gia thực phẩm an toàn.
Tóm lại, thông tin trà cỏ ngọt gây ung thư hoàn toàn không có bằng chứng khoa học xác thực.
Dù thế, bạn cũng nên tính toán lượng đường từ trà cỏ ngọt mình nạp vào hằng ngày để không gây nguy hiểm.
Uống trà cỏ ngọt đều đặn mỗi ngày có sao không?
Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất khi dùng trà cỏ ngọt chính là uống đều đặn mỗi ngày có sao không. Câu trả lời là miễn bạn tuân thủ lượng steviol glycoside nạp vào trong một ngày, trà làm từ lá cỏ ngọt sẽ không xuất hiện tác dụng phụ.
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ủy ban An toàn Thực phẩm châu Âu (EFA) đều đồng ý cho phép tiêu thụ cỏ ngọt. Tuy vậy, mức tiêu thụ chất Steviol Glycosides được chấp nhận là 4mg/kg cơ thể người/ngày. Tức là mỗi ngày một người 50 kg chỉ được nạp 200 mg Steviol Glycoside.
Bạn cũng cần lưu ý rằng hàm lượng Steviol Glycoside có trong trà mà bạn uống còn tùy vào giống cỏ ngọt được trồng. Thông thường, chúng chiếm khoảng 4-20% trọng lượng lá cỏ khô.
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều trà cỏ ngọt làm từ lá khô và trà túi lọc cỏ ngọt. Chúng được tuyên truyền sẽ đem lại nhiều công dụng trị bệnh nên thu hút rất nhiều người mua và sử dụng.
Nhưng nếu bạn để ý, hầu hết mục thành phần đều không ghi rõ giống cỏ hoặc thành phần dinh dưỡng cụ thể. Để là người tiêu dùng thông minh, bạn nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ và các chất trong trà rõ ràng, tránh “tiền mất tật mang”.
Trong trường hợp không thể tìm thấy giống cỏ ngọt hoặc thành phần dinh dưỡng cụ thể trên bao bì, bạn chỉ nên uống 1 ly trà cỏ ngọt nhỏ/ ngày.
Hãy nhớ rằng mục đích của trà cỏ ngọt là để giúp người tiểu đường được uống vị ngọt, chứ không phải thay thế đường kính hoàn toàn.
Vậy là bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ, chi tiết các thông tin được khoa học xác thực về trà cỏ ngọt. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến các loại trà, đặc biệt là trà cỏ ngọt, bạn đừng ngần ngại bình luận ngay ở dưới bài viết để chúng ta cùng nhau giải đáp nhé!
Tham khảo thêm các bài viết về trà đối với sức khỏe khác cùng Hiên Cúc Vàng:
Trà bồ công anh: Món quà ẩn giấu từ thiên nhiên
Trà chùm ngây – loại trà của sức khỏe
Trà dưỡng nhan | Tại sao lại được săn lùng đến vậy?
Các nguồn tham khảo: